1. Hiểu về viêm nang lông
Viêm nang lông (folliculitis) là một loại bệnh da liễu chủ yếu do vi khuẩn thường gây ra bởi Staphylococcus aureus, nhưng đôi khi do Pseudomonas aeruginosa (viêm nang lông bồn tắm nóng). Bệnh gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhất là thanh thiếu niên và người trẻ.
Viêm nang lông sẽ gây ra những sẩn nhỏ ở nang lông, trên có vảy tiết, không đau, sau vài ngày tiến triển, tổn thương có thể khỏi không để lại sẹo. Vị trí ở bất kỳ vùng da nào của cơ thể, trừ ở lòng bàn tay bàn chân, thường gặp nhất là ở đầu, mặt, cổ, lưng, mặt ngoài cánh tay, đùi, sinh dục, cẳng tay và cẳng chân….
Người bị viêm nang lông tổn thương nhiều hay ít tùy theo từng trường hợp cụ thể. Đa phần các trường hợp chỉ có một vài tổn thương nhỏ và dễ dàng bỏ qua. Tuy nhiên, một số người gặp nhiều thương tổn hơn, tái phát nhiều lần làm ảnh hưởng đến sức khỏe và vấn đề thẩm mỹ trên da.
2. Nguyên nhân bị viêm nang lông
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm nang lông thường không rõ ràng, viêm nang lông có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và có khuynh hướng bị kích thích bởi mồ hôi, chấn thương, ma sát, và sự bít tắc của da.
Những nguyên nhân tác động bên ngoài gây ra như: mặc quần áo quá chật, da ẩm ướt, tăng tiết mồ hôi, gãi, cào, cạo râu, nhổ lông, các thuốc hoặc mỹ phẩm gây kích ứng, dùng thuốc bôi corticoid lâu ngày.
Các triệu chứng của viêm nang lông là đau nhẹ, ngứa, hoặc kích ứng. Dấu hiệu của viêm nang lông là mụn mủ nông hoặc nốt viêm xung quanh nang lông. Các sợi lông nhiễm bệnh dễ bị rụng hoặc bị loại bỏ, nhưng các nang lông mới có xu hướng phát triển.
3. Điều trị viêm nang lông
Tùy từng bệnh nhân cụ thể mà chỉ cần dùng dung dịch sát khuẩn kết hợp với kháng sinh bôi tại chỗ hoặc kháng sinh toàn thân. Có thể điều trị viêm nang lông do staphylococcus bằng clindamycin 1% lotion hoặc gel. Thời gian điều trị từ 7-10 ngày. Ngoài ra thì thuốc dạng kem dưỡng da, kháng sinh giúp điều trị hiệu quả các trường hợp viêm nang nhiễm trùng nhẹ. Tuy nhiên, cần được bác sĩ da liễu khám va kê đơn trước khi sử dụng.
Điều trị bằng cách vệ sinh cá nhân ngoài da như: rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sát khuẩn, tránh cào gãi, kích thích thương tổn.
Bên cạnh đó, nếu những trường hợp bệnh nặng thì có thể can thiệp hỗ trợ. Khi đó, bác sĩ da liễu sẽ khám và tìm ra phương án điều trị tốt nhất như tiểu phẫu, laser. Tuy nhiên, khi thực hiện những phương pháp này sẽ có những rủi ro nhất định như để lại sẹo, mất thời gian để hồi phục và nghĩ dưỡng.
Bệnh viêm nang lông điều trị không phải là quá khó, tuy nhiên, bạn phải tìm đung nguyên nhân gây bệnh trên cơ thể của mình, từ đó mà đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất.
4. Cách phòng chống viêm nang lông
Vệ sinh cá nhân cẩn thận.
Tránh các yếu dễ gây bệnh như môi trường nóng ẩm, các hóa chất dầu mỡ.
Điều trị sớm khi có tổn thương ở da.
Trường hợp tái phát cần lưu ý vệ sinh tốt loại bỏ các ổ vi khuẩn trên da như vùng rãnh mũi má, rãnh liên mông…
Chỉ cạo lông, râu theo hướng mọc của nó.
Tránh mặc quần áo chật, bó sát hoặc chất liệu vải thô. Điều này giúp giảm ma sát giữa da và quần áo.
Cân nhắc lựa chọn kem dưỡng da, các sản phẩm tẩy lông hoặc các phương pháp tẩy lông khác bởi chúng có khả năng gây kích ứng trên da của bạn.
Xem thêm: