1. Sạm da là gì?
Sạm da là tình trạng tăng sắc tố trên da làm cho da vùng tổn thương có màu nâu, nâu đen, vàng nâu, xanh, xanh đen, có thể gặp ở bất kỳ vùng da nào của cơ thể, tuy nhiên vị trí hay gặp là vùng hở, đặc biệt là mặt, cổ. Bệnh ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và thẩm mỹ của người bệnh.
2. Ngyên nhân sạm da
Sạm da là kết quả của nhiều nguyên nhân gây nên như di truyền, rối loạn nội tiết, rối loạn chuyển hoá, yếu tố vật lý, tăng sắc tố sau viêm, bệnh tự miễn, dị ứng thuốc. Kết quả cuối cùng làm rối loạn quá trình sản sinh sắc tố melanin và sự phân bố của sắc tố melanin ở các lớp tế bào thượng bì, đôi khi cả trung bì, hoặc ảnh hưởng tới số lượng tế bào sắc tố.
Sạm da do di truyền, thường được biểu hiện bởi: tàn nhang, Hội chứng LEOPARD, Hội chứng CALM,…
Nhiễm sắc tố dầm dề (Incontinentia pigmenti): bệnh thường tiến triển qua 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn1: bọng nước, mụn nước xuất hiện khi đẻ hoặc sau đó hai tuần.
+ Giai đoạn 2: có thể xuất hiện từ tuần thứ 2 đến thứ 6, biểu hiện là các sẩn tổn thương dạng lichen, các vết sùi.
+ Giai đoạn3: nhiễm sắc tố từ tuần thứ 12 đến 36, xuất hiện các mảng tăng sắc tố màu nâu, màu sắc ngày càng tăng cho đến 2 tuổi sau đó giảm dần, kèm theo chậm phát triển tinh thần.
Sạm da do rối loạn chuyển hoá:
+ Bệnh thiếu sắc tố do thiếu sắt
+ Thoái hoá
Sạm da do rối loạn nội tiết:
Bệnh Addison và dát sắc tố trong thời kì mang thai
Do hoá chất:
+ Do dị ứng thuốc trong bệnh hồng ban
+ Những hoá chất hay thuốc gây tăng sắc tố da thƣờng là các hoá chất có nguồn gốc dầu mỏ, mỹ phẩm, nước hoa. Những hoá chất này đóng vai trò là chất cảm quang gây nhiễm sắc tố da ở vùng tiếp xúc ánh sáng.
Các yếu tố khác:
+ Nguyên nhân dinh dưỡng, mà hàng đầu phải kể đến là thiếu vitamin A, B12, Vitamin PP
+ Yếu tố vật lý: như cháy nắng, rám nắng ở vùng có bộc lộ với ánh sáng mặt trời mà không được bảo vệ.
+ Tăng sắc tố sau viêm.
+ Tăng sắc tố trong các khối u lành tính và ác tính.
+ Tăng sắc tố trong bệnh hệ thống, bệnh lao, sốt rét, xơ cứng bì…
3. Điều trị
Điểu chỉnh rối loạn chuyển hoá.
Điều hoà rối loạn nội tiết.
Không sử dụng thuốc hay hoá chất gây tăng sắc tố.
Bổ sung vi chất và các vitamin A, PP, 3B…
Dùng các biện pháp chống nắng khi ra nắng.
Dùng kháng sinh, thuốc diệt vi khuẩn, virút, vi nấm.
Bớt sắc tố hay cần được loại bỏ bằng phẫu thuật, laser, hoá chất
4. Phòng bệnh
Khi ra ngoài nắng cần phải đội mũ rộng vành, đeo kính, bôi kem chống nắng 30 phút trước khi ra ngoài trời – kể cả lúc trời râm. Hạn chế ra nắng nếu có thể, nhất là vào mùa xuân hè.
Hạn chế sử dụng các chất có thể là chất cảm quang gây tăng sắc tố như các hoá chất có nguồn gốc dầu mỏ, nước hoa, mỹ phẩm, thuốc nhóm cyclin, sulphamid.
Có chế độ sinh hoạt điều độ, ít sử dụng bia rượu, chất kích thích.
Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám cùng bác sĩ chuyên môn tại các cơ sở của Akina tại Huế, quý khách vui lòng đặt lịch trên website hoặc liên hệ hotline: 0787 71 75 75 – Nhấn phím 2 để được phục vụ.