-
Mụn trong thời gian mang thai là gì?
Mụn thai kỳ là tình trạng xảy ra rất phổ biến ở phụ nữ. Theo chuyên gia về da liễu, sự thay đổi trong nội tiết tố là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng mụn trong thai kỳ. Sự gia tăng về hormone androgen làm tuyến bã nhờn trên da tăng và hình thành mụn. Tình trạng mụn thường trở nên nặng nề nhất trong 2-3 tháng đầu mang thai vì thời điểm này hormone trong cơ thể người mẹ cũng thay đổi khá nhiều.
Trong khoảng tháng thứ 6-7 thai kỳ, tình trạng này bắt đầu giảm dần, tuy nhiên ở một số mẹ, mụn có thể bị trong suốt thai kỳ nếu không có biện pháp cải thiện.
-
Những nguyên nhân gây mụn trong thai kỳ của phụ nữ
2.1 Thay đổi nội tiết tố
Sự thay đổi nội tiết tố ở giai đoạn đầu của thai kỳ là nguyên nhân chủ yếu khiến mụn trứng cá mọc lên nhiều hơn. Do cơ thể sẽ sản sinh ra Hormone Androgen mạnh mẽ khiến tuyến bã nhờn hoạt động hơn bình thường làm cho lỗ chân lông bị tắc nghẽn, là điều kiện cho vi khuẩn có hại trên da phát sinh.
2.2 Làn da của phụ nữ trong thai kỳ rất nhạy cảm
Các thành tố liên quan đến hệ miễn dịch cơ thể thay đổi khiến da bạn trở nên nhạy cảm. Hệ miễn dịch của phụ nữ khi đang mang thai sẽ yếu đi rất nhiều. Lớp bảo vệ tự nhiên trên da yếu hơn khiến vi khuẩn sinh sôi ở trong các lỗ chân lông, gây viêm và mụn xuất hiện nhiều.
2.3 Thèm đồ ăn ngọt, chua, cay nóng
Khi mang thai, khẩu vị của phụ nữ thường có một vài sự thay đổi. Nhiều người trở nên thèm ăn những món ăn cay, mặn, chua, nóng, hoặc thức ăn ngọt như bánh ngọt, chocolate, chè, trà sữa…Tuy nhiên, đây là những thực phẩm gây hại cho da.
- Ốm nghén, mệt mỏi, khó ngủ
Trong giai đoạn mang thai, những thay đổi sinh hoạt hay căng thẳng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Cụ thể là quá trình tiết bã nhờn trên da gặp nhiều khó khăn, dầu tiết ra quá nhiều gây bít tắc lỗ chân lông.
-
Những phương pháp điều trị mụn cần tránh khi mang thai
- Không tự ý nặn mụn tại nhà để tránh nhiễm trùng da hoặc hình thành sẹo sau mụn.
- Không thực hiện các phương pháp Peel da nồng độ cao ảnh hưởng đến thai nhi
- Không thực hiện các phương pháp xâm lấn mạnh mẽ
- Isotretinoin là hoạt chất điều trị mụn mang lại hiệu quả cao tuy nhiên nếu dùng trong thai kỳ có thể khiến sự phát triển bất thường của thai nhi với tỉ lệ quái thai hay dị tật bẩm sinh lên đến 28%. • – Các retinoids bôi ngoài da (fazarotene, fretinoin, retinol, adapalene…) vì thu thể thấm vào máu và gây ảnh hưởng còn toàn cơ thể nên cũng cần tránh sử trong lúc mang thai.
- Kháng sinh tetracycline, minocycline, doxycycline cũng không nên sử dụng thai kỳ vì có thể gây sậm màu xương và răng của thai nhi
-
Phương pháp điều trị mụn an toàn khi mang thai :
- Chăm sóc da và lấy nhân mụn đúng cách: đây là biện pháp cơ học giúp loại bỏ các nhân mụn ra, hạn chế mụn phát triển nặng hơn và viêm nhiễm sang các vùng da xung quanh. Việc lấy nhân mụn tuy có vẻ đơn giản nhưng cũng cần được thực hiện đúng kỹ thuật, vô trùng vô khuẩn, đảm bảo không gây viêm nhiễm cho da hoặc tạo sẹo xấu.
- Liệu pháp ánh sáng sinh học : là phương pháp sử dụng ánh sáng đèn LED chiếu lên da để tiêu diệt khuẩn, giảm sưng viêm, cải thiện các thương tổn mụn trứng cá. Phương pháp này an toàn cho thai nhi vì chỉ tác động đến các lớp của da và không đi vào bên trong cơ thể.
Đồng thời thói quen sinh hoạt cũng rất ảnh hưởng. Vì vậy hãy áp dụng những phương pháp dưới đây để đảm bảo hiệu quả và an toàn:
- Sử dụng sữa rửa mặt dành cho da mụn, kết hợp bôi thoa thêm nước hoa hồng hằng ngày và tẩy tế bào chết vật lý đều đặn 1 lần/tuần, để da luôn sạch sẽ, không cho mụn có cơ hội sinh sôi.
- Đến spa để được kỹ thuật viên có tay nghề cao nặn mụn, hạn chế viêm nhiễm hình thành sẹo
- Không sử dụng các thuốc bôi thuộc nhóm Vitamin A – retinoid (acid retinoic,retinol, adapalen…) hoặc các thuốc gây bong tróc da sừng nhiều.
- Uống từ 2 lít nước mỗi ngày, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là rau xanh và trái cây. Hạn chế ăn tinh bột, đồ ngọt, béo, dầu mỡ. Đặc biệt không nên dùng đồ uống có cồn, caffeine.a