Mụn trứng cá là tình trạng da liễu hình thành khi da bị vi khuẩn P.acnes tấn công, gây bít tắc lỗ chân lông dẫn đến viêm nhiễm. Thường xuất hiện trên mặt, vai, lưng và ngực. Tuy không quá nguy hiểm vì rõ ràng nó không tác động trực tiếp đến sức khỏe thể chất như các loại bệnh lý khác. Nhưng mụn gây ra những hậu quả đáng kể về mặt tâm lý và xã hội. Nếu không có cách điều trị mụn phù hợp, hệ lụy là làm mụn ngày càng nghiêm trọng hơn, dẫn đến thâm và sẹo sau mụn đặc biệt là sẹo rỗ, sẹo lõm rất khó và tốn nhiều chi phí để điều trị. Vì vậy, cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây mụn trứng cá để có biện pháp khắc phục hiệu quả.
𝘕𝘨𝘶𝘺𝘦̂𝘯 𝘯𝘩𝘢̂𝘯 𝘨𝘢̂𝘺 𝘮𝘶̣𝘯 𝘵𝘶̛̀ 𝘣𝘦̂𝘯 𝘵𝘳𝘰𝘯𝘨 𝘤𝘰̛ 𝘵𝘩𝘦̂̉:
1. Tăng sản và bít tắt cổ nang lông.
Hiện tượng này xảy ra khi bã nhờn được sản xuất quá nhiều. Đây là loại dầu tự nhiên phát triển trong tuyến bã nhờn của da. Tuy nhiên, nếu có quá nhiều bã nhờn gặp phải các tế bào da chết, bụi bẩn thì khi các nang bị tắc nằm sâu trong da và nếu không được làm sạch sâu thì dễ bị bít tắc lỗ chân lông gây ra mụn.
2. Di truyền.
Theo nghiên cứu, những người có cha mẹ từng bị mụn thì sẽ có nguy cơ nổi mụn di truyền trên da với mức độ khác nhau. Chúng ta thường thấy mụn bọc, mụn nang di truyền ở nam.
3. Quá trình viêm nhiễm của mỗi cơ thể.
Hậu quả của những hiện tượng trên khiến da ửng đỏ và viêm nhiễm. Một số trường hợp, các vách nang vỡ ra ở giai đoạn cuối của quá trình viêm nhiễm. Chất béo, tế bào sừng (đã chết), vi khuẩn và các mảnh tế bào được giải phóng, tạo thành các vết viêm nhiễm rộng và sâu ở các mô lân cận.
4. Nội tiết.
Thường xuất hiện ở người trong độ tuổi vị thành niên do độ tuổi này thường xuyên thay đổi tâm sinh lý, sinh hoạt không khoa học nên hormone dễ bị rối loạn và xuất hiện mụn trứng cá bọc. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng mụn trứng cá tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai và người bước vào thời kỳ mãn kinh, khi nội tiết không ổn định sẽ kích thích sản sinh dầu nhờn, bít tắt lỗ chân lông và gây mụn. Một số người bị nổi mụn ngay trước thời kỳ của họ. Phụ nữ mang thai có triệu chứng mụn trứng cá thường là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
𝑁𝑔𝑢𝑦𝑒̂𝑛 𝑛ℎ𝑎̂𝑛 𝑔𝑎̂𝑦 𝑚𝑢̣𝑛 𝑡𝑢̛̀ 𝑏𝑒̂𝑛 𝑛𝑔𝑜𝑎̀𝑖:
1. Chế độ ăn uống.
Chế độ ăn uống thiếu vitamin như rau xanh, trái cây và ăn nhiều thực phẩm chứa dầu mỡ, thức ăn nhanh, uống không đủ nước,… cũng khiến mụn trứng cá hình thành. Nên hạn chế ăn đồ ngọt, dùng chất kích thích, uống ít sữa, các chế phẩm từ sữa, hãy ăn từ 400 tới 900 gram rau, hoa quả một ngày và đặc biệt chúng ta nên uống từ 9 đến 12 cốc nước một ngày (tương đương 1,5- 2lít nước)
2. Môi trường ô nhiễm.
Làm việc trong môi trường ô nhiễm có nguy cơ lớn nhất đối với làn da của bạn, bao gồm: Khí thải từ các loại xe cộ, khói thuốc lá, bụi đường, khói xăng, khí thải công nghiệp… khiến bề mặt da hình thành nhiều ổ vi khuẩn, kết hợp cùng bã nhờn gây bít tắc lỗ chân lông, dẫn đến mụn trứng cá mặt khác gây tổn thương tế bào da do chứa các tác nhân oxy hóa mạnh. Hãy đeo khẩu trang sạch tránh bụi, chú ý làm sạch da hàng ngày, cấp ẩm đầy đủ, thanh lọc da, và có chế độ ăn phù hợp.
3. Quy trình skincare.
Việc không làm sạch da, không loại bỏ bã nhờn thừa, vi khuẩn trên bề mặt sẽ tạo môi trường thuận lợi cho mụn sinh sôi, nảy nở. Thực hiện đầy đủ các bước skincare cơ bản bao gồm làm sạch, dưỡng chất và bảo vệ da. Kể cả da trang điểm hay chỉ dùng kem chống nắng, bạn cũng đừng quên tẩy trang để loại bỏ tối đa các mỹ phẩm, dầu nhờn, bụi bẩn tích tụ trên da. Tiếp theo hãy dùng sữa rửa mặt dịu nhẹ và đừng rửa mặt nhiều hơn hai lần một ngày. Khi rửa mặt quá nhiều, da mặt của sẽ bị khô và sản sinh ra nhiều dầu hơn, đồng nghĩa với việc mụn mọc nhiều hơn. Da trong quá trình trị mụn sẽ nhạy cảm và mong manh hơn rất nhiều so với bình thường. Vì vậy, không nên chọn những loại kem dưỡng, tinh chất đa công dụng, chứa quá nhiều các dưỡng chất sẽ khiến cho da bị bội thực và mụn xuất hiện với tần suất dày đặc. Tốt nhất các bạn nên chọn mua những mỹ phẩm có ghi “non-comedogenic” (không gây ra mụn đầu trắng và đầu đen) hoặc “non-acnegenic” (không gây mụn trứng cá). Những sản phẩm này đã được thử nghiệm trên thỏ, người có da nhờn và chúng ít có nguy cơ gây ra mụn.
4. Stress.
Khi bạn căng thẳng lo lắng, phiền muộn dẫn đến tình trạng thức khuya, sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích sẽ khiến quá trình trao đổi chất bị rối loạn, gây nên sự thay đổi hormone trong cơ thể. Các chức năng của gan cũng giảm sút, việc thải độc cũng hạn chế, làm cho cơ thể tích tụ độc tố, sẽ góp phần tăng tiết bã nhờn (nguyên nhân gây ra mụn). Trị mụn cần phải kiên trì bởi vậy hãy thay đổi cách suy nghĩ, lạc quan và nghe nhạc để giảm căng thẳng, luôn tươi cười nhé.
5. Sự tăng trưởng Propionibacterium Acnes (P. Acnes)
Cơ chế hình thành mụn trứng cá được xác định là do da tăng tiết bã nhờn, hiện tượng sừng hóa của nang lông và sự phát triển quá mức của trực khuẩn kỵ khí Propionibacterium Acnes. Vi khuẩn P.acnes tồn tại trên bề mặt da một cách vô hại với số lượng hạn chế. Tuy nhiên khi các lỗ nang lông bị ứ lại, các chất bã nhờn và tế bào chết sẽ tạo nên môi trường kỵ khí và P. Acnes có thể phát triển mạnh và gây viêm ở nang lông.
Xem thêm: