Mọi người thường hay gọi filler là một ‘thủ tục ăn trưa’ bởi hiệu quả nhanh chóng mà nó mang lại, ngay sau khi tiêm xong là đã thấy ngay sự thay đổi và hoàn toàn không cần nghỉ ngơi. Bạn có thể quay lại làm việc ngay sau khi thực hiện xong liệu pháp filler.
1. Filler là gì?
Filler hay còn gọi là chất làm đầy, là phương pháp tiêm các dưỡng chất làm đầy vào dưới da, có tác dụng ngăn lão hóa và gúp định hình gương mặt ở những nơi như: mũi, cằm, môi hay má,…
Filler là phương pháp có hiệu quả nhanh và tự nhiên. Trước đây, nếu muốn có một chiếc mũi nhỏ hơn, cao hơn, bạn sẽ phải phẫu thuật thẩm mỹ. Sự xuất hiện của chất làm đầy (filler) khiến cho công cuộc làm đẹp đơn giản hơn bao giờ hết. Chỉ sau một lần tiêm là đã có thể nhận thấy những sự thay đổi trên các vị trí tiêm filler, tùy theo nhu cầu của từng khách hàng như làm mũi cao hơn, cằm phong thủy, làm đầy thái dương hóp, đầy trũng mắt,…
Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ được cho là đã phát minh ra kỹ thuật này ở Mỹ là Alexander Rivkin sử dụng lần đầu tiên trong một ca ghép mỡ từ tay vào vùng mặt năm 1893. Các sản phẩm nổi bật thường dùng trong liệu pháp filler có thể kể đến như Hyaluronic Acid (HA), Calcium Hydroxylapatite (CaHA),…
2. Những hiệu quả filler mang lại
Giúp làm đầy các vùng, tổ chức bị khuyết lõm như má hóp, rãnh mũi má sâu, thái dương hóp,…
Tạo hình gương mặt như tạo dáng cằm V-line, tạo dáng mũi cao, dáng môi gợi cảm,…
Xóa mờ các nếp nhăn tĩnh do quá trình lão hóa. Chất làm đầy khi được tiêm bên cạnh cải thiện những khuyết điểm thì còn có tác dụng tăng sinh collagen giúp chậm quá trình lão hóa và giảm các nếp nhăn tĩnh do tuổi tác mang lại.
Tiêm filler đúng cách sẽ giúp cho vùng tiêm cân đối, tự nhiên. Trước đây, nếu bệnh nhân muốn tiêm filler để làm mờ nếp nhăn quanh miệng khi cười, bác sĩ sẽ tiêm trực tiếp vào các nếp nhăn. Nhưng hiện nay, bác sĩ sẽ tiêm vào vùng gò má, giúp toàn bộ cơ mặt như được nâng lên và săn chắc hơn một cách rất tự nhiên, khó phát hiện, và nếp nhăn cũng không lộ rõ khi cười.
3. Những vị trí có thể làm filler
Filler là phương pháp khắc phục những khuyết điểm mà không cần phải phẫu thuật. Chính vì vậy những vị trí có thể thực hiện được rất đa dạng, những bộ phận thường được khách hàng yêu thực thiện bao gồm: mũi, má trũng mắt, tai,…
Trán: Làm mờ vết nhăn cau mày, xóa nếp nhăn vùng trán
Quanh mắt: làm đầy vùng trũng hốc mắt, làm đầy vùng lõm thái dương
Tai: dáng tai phật, tai phong thủy
Mũi: Nâng cao sóng mũi
Má: làm đầy gò má, xóa nếp nhăn rãnh mũi và má
Môi: Làm đầy môi, tạo đường môi rõ nét
Cằm: làm đầy căm, tạo dáng cằm, tạo đường viền quanh quai hàm
Cổ: Giảm nếp nhăn, trẻ hóa cổ
Bàn tay: Giảm nếp nhăn, trẻ hóa da tay
4. Tác dụng phụ của filler
Biến chứng của bệnh có thể bao gòm bầm tím, sưng nhẹ ở những vết tiêm đa phần sẽ để lại những vết bầm nhẹ trên da. Thông thường dã mất đi sau 2 đến 3 tuần mà không để lại di chứng quá nặng.
Rất nhiều người vì ham rẻ mà thực hiện tiêm ở những cơ sở không được cấp phép,hoạt động theo kiểu tự phát. Nếu tiêm filler bởi người không đủ chuyên môn cũng như chất làm đầy không đảm bảo an toàn thì dễ gây ra những trường hợp đáng tiếc như: nhiễm trùng vùng, hoại tử, mù mắt, tử vong,… Không phải ngẫu nhiên mà báo đài thường đưa tin những người phải nhập viện sau khi tiêm filler, những trường hợp này thường không phải do bác sĩ hoặc người có chuyên môn, chứng chỉ thực hiện. Chất tiêm cũng không rõ nguồn gốc và chưa được kiểm chứng, chỉ là hàng trôi nổi trên mạng. Vì vậy, cần cẩn thận khi chọn người thực hiện liệu pháp này. Đừng vì ham rẻ mà phải chịu những hậu quả đáng tiếc về sau.
5. Quy trình thực hiện
Một quy trình thực hiện tiêm filler được thực hiện qua những bước cơ bản như sau:
Bước 1: Khám và tư vấn với bác sĩ để chọn loại filler cũng như vị trí tiêm
Bước 2: Bệnh nhân sẽ được tiến hành làm sạch và bôi tê vùng da chuẩn bị tiêm filler, chờ từ 20 – 30 phút
Bước 3: Bác sĩ chọn loại kim tiêm phù hợp với vị trí tiêm để tiến hành thủ thuật
Bước 4: Dặn dò chăm sóc sau điều trị
Lưu ý sau khi tiêm filler sẽ có bầm nhẹ và đau ở vùng tiêm, tuy nhiên thường sau một tuần thì tình trạng này sẽ hết hoàn toàn. Filler có thể tự tan, nhanh hay chậm tùy vào nồng độ và phương pháp bác sỹ tiêm filler.
6. Tiêm filler như thế nào để đạt hiệu quả và an toàn?
– Chỉ định đúng:
Filler được thực hiện cho các trường hợp tạo hình như: độn cằm, nâng mũi, tạo hình viền hàm,… hoặc làm đầy vùng thiếu thể tích như rãnh mũi má, rãnh miệng, hõm thái dương, hốc mắt, làm đầy môi, xoá nếp nhăn,… Bên cạnh đó chất làm đầy còn được sử dụng trong việc nâng mặt chảy xệ và tiêm dưới da phục vụ cho nhu cần trẻ hóa.Việc xác định đúng chỉ định là yếu tố tiên quyết để tiêm filler đạt hiệu quả.
– Sản phẩm chất lượng:
Hiện tại trên thị trường xuất hiện nhiều chất làm đầy không rõ nguồn gốc xuất xứ và kém chất lượng là một hiểm họa khôn lường cho người sử dụng. Cần lựa chọn những loại filler đảm bảo chất lượng đã được cấp phép (FDA, Bộ Y tế).
– Tay nghề bác sĩ:
Không ngoa khi nói một ca tiêm filler thành công phụ thuộc 80% vào tay nghề của bác sĩ thực hiện. Để thực hiện thủ thuật tiêm chất làm đầy, bác sĩ phải được đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật này. Bác sĩ phải nắm rõ giải phẫu của từng vùng cần điều trị, thuộc đường đi của các thần kinh, mạch máu để tránh tối đa việc xuất hiện biến chứng.
Bên cạnh đó, việc đảm bảo vô khuẩn trong qua trình thực hiện cũng phải được kiểm soát nghiêm ngặt, tránh gây nhiễm trùng cho khách hàng sau khi tiêm chất làm đầy. Đơn vị thực hiện phải được cấp phép bởi sở y tế.
– Bác sĩ phải kiểm tra kỹ các chống chỉ định:
Các chống chỉ định thực hiện như: dị ứng với chất làm đầy, vùng điều trị có mô liên kết bất thường bên dưới hoặc vùng trị liệu đang chấn thương, nhiễm trùng,… Do vậy để thực hiện tiêm chất làm đầy cần có sự tham vấn kĩ càng bởi bác sĩ được đào tạo chuyên môn nhằm hạn chế rủi ro gặp phải.
*Lưu ý phải luôn luôn có sẵn chất đối kháng (thuốc giải) khi thực hiện tiêm filler.
Tiêm filler là phương pháp đơn giản, tuy nhiên cũng như các loại phẫu thuật thẩm mỹ khác nếu không được thực hiện đúng quy trình, sử dụng loại filler không đảm bảo chất lượng có thể gây ra những biến chứng khôn lường. Vì vậy, trước khi làm đẹp bạn nên tìm hiểu kĩ bác sĩ cũng như cơ sở uy tính, đừng vì ham rẻ mà phải hối hận về sau này.
Xem thêm: