1. Corticoid là gì?
Corticoid có tên đầy đủ là glucocorticoid hay còn gọi là corticosteroid là một loại thuốc kháng viêm được chỉ định trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, đặc biệt là các bệnh liên quan đến vấn đề về da.
Corticoid dùng được sản xuất bởi tuyến thượng thận (hai tuyến nhỏ nằm phía trên thận), hoạt động theo cơ chế đi vào cơ thể và được hấp thụ trong máu. Lúc này glucocorticoid gắn với protein huyết tương và gây tác dụng dược lý tại các cơ quan đồng thời tác động lên các tuyến như tuyến dưới đồi, tuyến yên, tuyến thượng thận.
2. Ứng dụng của Corticoid?
- Corticoid được sử dụng để điều trị các bệnh lý khác nhau như:
- Các bệnh tự miễn (như viếm khớp dạng thấp, bệnh Crohn, lupus….): các bệnh mà trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể (hệ thống có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại nguy cơ nhiễm trùng) tấn công thẳng vào các mô và cơ quan khỏe mạnh của cơ thể.
- Khả năng chống viêm: tác dụng ức chế dòng bạch cầu đơn nhân, đa nhân, lympho bào đi vào mô để gây khởi phát phản ứng viêm. Từ đó làm giảm viêm nhiễm hiệu quả.
- Kiểm soát hen phế quản
- Cơn gút cấp
- Glucocorticoid được sử dụng cùng với các thuốc khác để dự phòng buồn nôn và nôn trong quá trình uống thuốc điều trị ung thư
- Thay thế các hormone tuyến thượng thận khi cơ thể không tự sản xuất đủ lượng.
- Glucocorticoid có thể dùng cùng các loại thuốc khác để dự phòng hệ miễn dịch tấn công các cơ quan vừa được ghép (ví dụ như gan, thận….)
- Các phản ứng dị ứng nặng: dùng trong thời gian ngắn để làm giảm các phản ứng dị ứng nặng
- Một số bệnh ngoài da: eczema, vảy nến, phát ban, kích ứng nhẹ do côn trùng đốt…
3. Ứng dụng của Corticoid trong điều trị mụn
Corticoid đặc biệt có khả năng chống viêm siêu hiệu quả trong thời gian ngắn. Làm giảm số lượng bạch cầu, sự di chuyển của chúng đến các mô đang trong quá trình viêm và ức chế sự hoạt động của nó. Vì vậy corticoid được biết đến với khả năng làm giảm viêm hiệu quả và nhanh chóng.
Bên cạnh đó với các tác dụng dược lý hữu ích của corticoid như khả năng chống viêm và kháng dị ứng mạnh, ức chế miễn dịch, Corticoid thường được điều trị các bệnh như viêm da tiếp xúc, chàm, viêm da cơ địa, giúp giảm sự ngứa ngáy, phù nề, giúp giảm viêm, giảm đau do mụn trứng cá và duy trì làn da mịn màng, trắng sáng hơn với đặc tính ức chế miễn dịch.
Lưu ý sử dụng corticoid trong điều trị mụn
Đối với Corticoid dạng kem bôi ngoài da: Chỉ dùng một lượng vừa phải, mỏng lên vùng da cần điều trị. Không nên băng lại vùng bôi. Tránh bôi vào vùng da đang bị trầy xước, tổn thương.
Việc sử dụng Corticoid trong thời gian ngắn hạn từ 10-15 ngày đầu thường không gây tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc bị những tác dụng phụ nhẹ như bồn chồn, khó ngủ, hay kích ứng dạ dày
Lưu ý khi sử dụng trong thời gian dài hoặc dùng đợt ngắn nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần ta sẽ thấy tác dụng phụ như: ban đỏ, rạn da, teo da, chậm liền sẹo, mụn trứng cá, gây đau thượng vị, loét dạ dày tá tràng, tăng nguy cơ nhiễm trùng, khởi phát nhiễm trùng tiềm tàng, ở các vị trí khác nhau.
Sử dụng Corticoid được ví như như con dao hai lưỡi. Vì vậy, để tăng hiệu quả điều trị và hạn chế tác dụng phụ, người sử dụng cần tuân thủ nguyên tắc điều trị và chỉ được sử dụng thuốc theo đơn kê của Bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc, lưu ý nhất là các loại thuốc nam, thuốc bắc, hot girl trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Cần tham khảo bác sĩ liễu trước khi sử dụng corticoid trong điều trị mụn:
Hiện nay chế phẩm có chứa Corticoid được sử dụng rất phổ biến trong các chế phẩm bôi ngoài với mục đích điều trị bệnh hoặc làm đẹp. Để tránh tác dụng không mong muốn, chị em cần lưu ý:
– Hỏi ý kiến bác sĩ da liễu trước khi sử dụng
– Hỏi ý kiến bác sĩ về liều dùng và thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất
– Chỉ nên sử dụng sản phẩm rõ nguồn gốc, xuất xứ, có tên và địa chỉ nhà sản xuất rõ ràng, sản phẩm đăng ký tại cơ quan chức năng và được phép sử dụng
Để tình trạng các bệnh ngoài da được cải thiện, hãy tìm hiểu các sản phẩm có chứa Corticoid thật kỹ và sử dụng sản phẩm phù hợp với liều lượng hợp lý theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để tránh các tác hại không mong muốn trên làn da mỏng manh bạn nhé!