1. Nhận diện đồi mồi trên da
Đốm đồi mồi là những vùng sẫm màu (thông thường là màu nâu hoặc màu đen) nhỏ, trên nền da phẳng. Chúng có kích thước khác nhau và thường xuất hiện trên những vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên, chẳng hạn như mặt, bàn tay, vai và cánh tay.
Đốm đồi mồi rất phổ biến ở người lớn trên 45 tuổi, có dấu hiệu lão hóa trên da, nhưng những người trẻ hơn cũng có thể mắc chúng nếu họ tiếp xúc quá thường xuyên với ánh nắng mặt trời.
Các đốm đồi mồi không cần điều trị, nhưng chúng là dấu hiệu cho chúng ta biết rằng làn da đã tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời và đó chính là biểu hiện sự nỗ lực của làn da để tự bảo vệ khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời. Thông thường, vì lý do về mặt thẩm mỹ mà chúng ta sẽ tìm cách để loại bỏ nó.
2. Đồi mồi hình thành trên da
Đốm đồi mồi được hình thành trên da là do các tế bào sắc tố (chromatophore) hoạt động quá mức. Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tia cực tím (UV) có trong đó sẽ làm tăng tốc độ sản xuất melanin. Làn da khi đã tiếp xúc nhiều năm với ánh nắng mặt trời như vậy, các đốm đồi mồi xuất hiện khi sắc tố melanin trở nên đông tụ hoặc được sản sinh ở nồng độ cao.
Đốm đồi mồi có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi người thuộc mọi loại da khác nhau, tuy nhiên chúng phổ biến hơn ở những người có làn da sáng. Một khi đã hình thành, các đốm đồi mồi sẽ không tự mờ đi dù có không tiếp xúc với anh nắng mặt trời. Chính vì vậy, phải thật sự cẩn thận trong việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, vì đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến đồi mồi trên da.
3. Bị đồi mồi khi nào nên đến bác sĩ
Các đốm đồi mồi bình thường không cần đến bác sĩ thăm khám. Chỉ đến bác sĩ xem xét khi các đốm có màu đen hoặc đã thay đổi trên bề mặt da. Những thay đổi này có thể là dấu hiệu của khối u ác tính, một dạng ung thư da nghiêm trọng.
Bạn nên đến bác sĩ khám nếu có bất kỳ thay đổi nào về tình trạng đồi mồi trên da như: màu sắc của đốm đồi mồi tối hơn, tăng kích thước của từng đốm, đường viền đốm đồi mồi không đều, đặc biệt là đốm đồi mồi bị chảy máu, phải nhanh chóng đến bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời.
Xem thêm:
4. Phương pháp điều trị đồi môi
Sử dụng dược mỹ phẩm trên da. Có thể sử dụng các sản phẩm có chứa hoạt chất etinoid (tretinoin) và steroid để làm các đốm đồi mồi mờ dần đi. Tuy nhiên, cần lưu ý khi sư dụng, bởi các thành phần này khi sử dụng trên da rất dễ mẫn đỏ, kích ứng, bỏng rát, gây ngứa,…
Phương pháp laser. Đây là liệu pháp dùng chùm tia laser tác động lên những vùng da bị đồi mồi, loại bỏ lớp dagiúp tái tạo bề mặt da, làm giảm sắc tố của đốm đồi mồi
Peel sắc tố. Phương pháp này được hục hiện bằng cách thoa một dung dịch hóa học lên da để loại bỏ các lớp trên cùng. Da mới mịn màng hơn sẽ thay thế. Phải kiên trì điều trị mới nhận thấy sự thay đổi trên làn da.
Mesotherapy trắng sáng da. Meso là phương pháp tiêm dưỡng chất vào trong da có tác dụng loại bỏ và ngăn chặn sự hình thành các sắc tố da. Phương pháp này không chỉ giúp điều trị sắc tố mà còn làm da trắng sáng và căng bóng hơn.
5. Phòng bệnh
Để phòng tránh các đốm đồi mồi và đốm mới sau khi điều trị, hãy làm theo các mẹo sau để hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời của bạn:
Tránh ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều. Vì tia nắng mặt trời có cường độ mạnh nhất trong thời gian này, hãy cố gắng sắp xếp các hoạt động ngoài trời vào những thời điểm khác trong ngày.
Sử dụng kem chống nắng 15 đến 30 phút trước khi ra ngoài trời, hãy thoa kem chống nắng phổ rộng với chỉ số chống nắng (SPF) ít nhất là 30. Thoa kem chống nắng nhiều và thoa lại sau mỗi hai giờ – hoặc thường xuyên hơn nếu bạn đang bơi hoặc đổ mồ hôi.
Bảo vệ da bằng mũ, áo khoác,… Để tránh khỏi ánh nắng mặt trời, hãy mặc quần áo đủ dài để che cánh tay và chân của bạn và đội mũ rộng vành để bảo vệ tốt hơn.
Xem thêm: