- Nguyên nhân tăng tiết mồ hôi các vùng cơ thể
Bệnh tăng tiết mồ hôi là tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều kể cả trong những tình huống bình thường. Những vùng trên cơ thể thường tiết nhiều mồ hôi là nách, bàn tay và bàn chân. Đôi lúc, mồ hôi tiết ra nhiều đến mức người bệnh luôn có cảm giác ẩm ướt khó chịu vùng bàn tay hay nách, khó khăn trong giao tiếp (ngại bắt tay với người khác).
Nguyên nhân gây hội chứng tăng tiết mồ hôi:
– Y khoa chia hội chứng tiết mồ hôi nhiều thành 2 loại:
+ Tăng tiết mồ hôi nguyên phát
Tăng tiết mồ hôi nguyên phát còn được gọi là chứng tăng tiết mồ hôi khu trú. Đây là tình trạng tự phát không có nguyên nhân thực thể. Trong nhóm này, người bệnh gặp tình trạng tiết ra quá nhiều mồ hôi do kích thích quá mức từ các dây thần kinh đến tuyến mồ hôi. Theo đó, mồ hôi thường tiết nhiều ở tay, nách, mặt hay bàn chân. Tình trạng này thường phát sinh từ khi còn nhỏ và đôi khi có tính chất di truyền.
+ Tăng tiết mồ hôi thứ phát
Trong trường hợp này, người bệnh đổ quá nhiều mồ hôi do nguyên nhân bệnh lý hoặc thuốc. Khác với tình trạng nguyên phát, tăng tiết mồ hôi thứ phát có xu hướng xảy ra trên toàn bộ hoặc một vùng cơ thể thay vì chỉ ở bàn tay, nách, mặt hoặc bàn chân. Đặc biệt, hội chứng này có nhiều khả năng khiến người bệnh tiết nhiều mồ hôi trong lúc ngủ.
Các tình trạng sức khỏe hoặc bệnh lý được xem là nguyên nhân kích thích tăng tiết mồ hôi thứ phát bao gồm:
+ Bệnh đái tháo đường
+ Bốc hỏa trong thời kỳ mãn kinh
+ Các vấn đề về tuyến giáp
+ Lượng đường trong máu thấp
+ Một số loại ung thư
+ Đau tim
+ Rối loạn hệ thần kinh
+ Nhiễm trùng
+ Một số loại thuốc cũng có thể dẫn đến đổ mồ hôi nhiều, ví dụ như opioid.
Triệu chứng tăng tiết mồ hôi
Có nhiều dấu hiệu giúp nhận biết tình trạng tăng tiết mồ hôi. Nếu có 2 trong số những dấu hiệu dưới đây, bạn nên đi khám sớm:
+ Tiết mồ hôi ở đối xứng hai bên cơ thể;
+ Mồ hôi tiết nhiều đến mức gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày
+ Tần suất ít nhất 1 lần/tuần;
+ Xuất hiện triệu chứng trước 25 tuổi;
+ Có tiền sử gia đình (cha mẹ hoặc anh chị em ruột) mắc bệnh;
+ Mồ hôi đổ nhiều vào ban ngày, ban đêm không đổ mồ hôi hoặc mồ hôi tiết không đáng kể.
+ Cùng với các biểu hiện cho thấy bạn bị ra mồ hôi tay chân nhiều, bác sĩ sẽ dựa trên chỉ số HDSS (Hyperhidrosis Disease Severity Scale – Thang đo độ nặng tăng tiết mồ hôi). Số điểm thu được sẽ giúp đánh giá tình trạng đổ mồ hôi nhiều ảnh hưởng đến cảm xúc và hoạt động của bạn như thế nào, từ đó xây dựng phác đồ điều trị hợp lý:
1 điểm: Tiết mồ hôi mà không đáng lo ngại và người bệnh không gặp trở ngại trong các hoạt động thường ngày;
2 điểm: Đổ mồ hôi có thể chấp nhận được nhưng đôi khi gây trở ngại cho các hoạt động thường ngày;
3 điểm: Đổ mồ hôi gây khó chịu và thường xuyên gây trở ngại cho các hoạt động thường ngày;
4 điểm: Đổ mồ hôi không thể chịu đựng được, luôn cản trở các hoạt động thường ngày.
Điểm 1 và 2 được xem là nhẹ, điểm 3 hoặc 4 được coi là nghiêm trọng và cần can thiệp đúng cách.
- Meso giảm tiết mồ hôi là gì?
Đối với những trường hợp bị tăng tiết mồ hôi, phương pháp tiêm meso sẽ đưa trực tiếp các dưỡng chất vào vùng da bị ra nhiều mồ hôi, khiến cho các tuyến mồ hôi hoạt động quá mức bị tê liệt từ 3 – 6 tháng. Từ đó, giúp làm giảm lượng mồ hôi tiết ra bên ngoài.
Ứng dụng tiêm botox là thủ thuật tiêm chất botulinum toxin vào vùng da muốn điều trị. Dưới tác động của botox, chất độc botulinum tạm thời chặn hoạt động của tuyến mồ hôi, làm giảm lượng mồ hôi được tiết ra.
Dưới đây là một số yếu tố giúp bạn đánh giá cũng như cân nhắc về biện pháp này, bao gồm:
– Hiệu quả cao: Tiêm botox đã được chứng minh là hiệu quả trong giảm mồ hôi. Nhiều nghiên cứu, thực nghiệm lâm sàng đã chứng minh rằng tiêm botox có thể giảm đáng kể lượng mồ hôi được tiết ra từ lòng bàn tay cũng như nhiều vị trí khác như nách hay chân trong thời gian dài, thường từ 6 đến 12 tháng.
– Tác động nhanh chóng: Sau khi tiêm botox, hiệu quả thường xuất hiện trong vòng vài ngày đến một tuần. Ngay sau khi điều trị, người bệnh có thể cảm nhận rõ sự giảm thiểu của mồ hôi, từ đó giúp cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống hàng ngày.
– An toàn, ít tác dụng phụ: Tiêm botox để điều trị mồ hôi tay là một phương pháp an toàn, ít tác dụng không mong muốn. Hiếm khi có các tác dụng phụ nghiêm trọng mà thường chỉ là phản ứng tạm thời như sưng nhẹ, đau hoặc bầm tím tại vị trí tiêm.
- Đối tượng phù hợp với meso giảm tiết mồ hôi
3.1 Đối tượng nên thực hiện tiêm botox
Người bị tăng tiết mồ hôi hoặc không thể kiểm soát được mồ hôi nách dù đã thử nhiều phương pháp: Nếu bạn đã thử nhiều cách kiểm soát mồ hôi tại nhà, thay đổi lối sống mà vẫn không hiệu quả, việc tiêm botox nách có thể điều trị hiệu quả tình trạng này.
Người không có tiền sử mắc bệnh thần kinh cơ hoặc dị ứng với thành phần của botox thường an toàn hơn khi thực hiện quy trình này.
3.2 Đối tượng không nên thực hiện tiêm botox
Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú: Không có cơ sở an toàn về tác động của botox đối với phụ nữ trong thai kỳ và khi cho con bú. Do đó, bạn không nên thực hiện tiêm botox trong giai đoạn này.
Đối tượng có tiền sử dị ứng đối với botox: Nếu bạn đã có tiền sử phản ứng xấu, xuất hiện dị ứng với botox hoặc bất kỳ thành phần có trong botox thì không nên thực hiện phương pháp này.
Người có sức khỏe kém: Người bệnh gặp các vấn đề thần kinh, bệnh tim mạch và suy giảm miễn dịch nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện tiêm botox nách.
Người bệnh đang dùng thuốc chống đông máu: Việc tiêm botox có thể gây bầm hoặc chảy máu tại điểm tiêm nên các trường hợp đang dùng thuốc có ảnh hưởng đến quá trình đông máu hoặc có các bệnh liên quan đến rối loạn đông máu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tiến hành điều trị.
- Lựa chọn địa chỉ tiêm meso giảm tiết mồ hôi tại Huế, Đà Nẵng
Phòng khám da liễu đạt chuẩn Y khoa theo bộ Y tế: AKINA (54 Hoàng Văn Thụ, Tp. Đà Nẵng – 29 Đào Tấn, Tp. Huế) được bộ y tế cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực da liễu thẩm mỹ. Đảm bảo độ an toàn cao cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ. Có thể nói, đây là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định quá trình điều trị đem lại hiệu quả. Đây là nơi tư vấn và điều trị giảm tiết mồ hôi mà bạn không thể bỏ qua được.