1. Định nghĩa
Hội chứng bong vảy da do tụ cầu (Staphylococcal scalded skin syndrome – SSSS) là tình trạng ly thượng bì cấp tính do một độc tố tụ cầu. Trẻ sơ sinh dễ bị ảnh hưởng nhất. Triệu chứng là các bọng nước lan rộng với sự bong của lớp thượng bì. Chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng, đôi khi phải dựa vào sinh thiết. Điều trị bằng kháng sinh chống tụ cầu và chăm sóc tại chỗ. Tiên lượng tốt nếu điều trị kịp thời.
Bệnh được bác sĩ người Đức Gotfried Ritter von Rittershain mô tả lần đầu vào năm 1878. Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ do độc tố của tụ cầu vàng gây ra và có thể gây thành dịch ở trẻ sơ sinh trong bệnh Viện.
Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) tiết ra độc tố gây bong da lưu hành trong máu người bệnh. Có 2 loại độc tố khác nhau là exfoliative toxin A và B (ETA, ETB). Các độc tố làm phân cắt desmoglein 1 (thường nằm ở lớp hạt của thượng bì) gây ra các bọng nước khu trú nông, dễ vỡ và bong vảy rất nhanh.
2. Biểu hiện
+ Thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh, trẻ em. Có thể xuất hiện trên người lớn nhất là người bệnh bị suy thận hoặc suy giảm miễn dịch. Thường xuất hiện ở vùng quanh rốn hoặc ở những vị trí hăm kẽ.
+ Nhiễm khuẩn tụ cầu vàng ban đầu có thể là thương tổn chốc hoặc nhọt.
+ Khởi phát người bệnh sốt cao, mệt mỏi, khó chịu, kích thích, đau họng và đau rát da. Sau đó xuất hiện ban màu hồng nhạt, thường ở quanh miệng.
+ Sau 1-2 ngày xuất hiện các bọng nước nông, nhanh chóng vỡ tạo thành lớp vảy da mỏng, nhăn nheo thoe vết các bọng nước. Có thể có đỏ da toàn thân hoặc đỏ một phân .
Có 2 hình thái bệnh:
Hình thái khu trú: tụ cầu vàng xâm nhập qua da khi hàng rào bảo vệ da bị phá vỡ rồi sản sinh độc tố tại chỗ. Kháng thẻ kháng độc tố do người bệnh sản xuất ra có khả năng khống chế sự lan tràn của độc tố nên bệnh chỉ xuất hiện ở một vùng nào đó trên cơ thể và có tinh khu trú.
Hình thái lan tỏa: độc tố được sản xuất từ nơi xa, có thể bắt đầu từ mũi, mắt, vòm họng, vết thương… Trường hợp người bệnh không có hoặc lượng kháng thể sản xuất ra ít chính là điều kiện thuận lợi để độc tố lan trong máu, qua mao mạch tới thượng bì gây ra các bỏng rộp trên da.
3. Điều trị
– Kháng sinh toàn thân. Tùy tình hình của bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh khác nhau.
– Bồi phụ nước-điện giải/nâng cao thể trạng. Cách này áp dụng với những trường hợp bệnh nặng.
– Điều trị hỗ trợ: kem, mỡ dưỡng ẩm để nâng cao khả năng hồi phục của da
=> Đáp ứng tốt với điều trị và thường khỏi hoàn toàn sau 5-7 ngày.
Đối với những trường hợp quá nặng có thể gây tử vong, nhất là ở trẻ suy dinh dưỡng, người suy thận hay suy giảm miễn dịch.
4. Cách phòng tránh
– Cách ly trẻ cho đến khi khỏi bệnh. Hội chứng bong vảy tụ cầu rất dễ lây từ người bệnh sang người lành. Chính vì vậy khi phát hiện trẻ bị bệnh, bên cạnh điều trị cần phải cách ly trẻ để tránh lây nhiễm.
– Nâng cao thể trạng.
– Điều trị sớm các ổ nhiễm khuẩn bằng kháng sinh đủ liều.
– Vệ sinh cá nhân.
Xem thêm: