Lấy nhân mụn là một phương pháp dùng để hỗ trợ việc điều trị mụn. Bằng cách sử dụng các dụng cụ y tế chuyên dùng trong lấy nhân mụn, tác động vào bề mặt da nơi có mụn để đẩy nhân mụn ra ngoài. Lấy nhân mụn chuẩn Y khoa sẽ giúp việc giảm mụn nhanh hơn mà vẫn an toàn cho da, và phòng tránh trường hợp mụn lây lan ra nhiều vùng da khác như thường gặp khi tự ý nặn mụn ở nhà.
Lấy nhân mụn sẽ đồng thời lấy đi những chất cặn và dầu thừa trên da, làm se khít lỗ chân lông, và giúp da hấp thụ dưỡng chất tốt hơn. Sau khi lấy nhân mụn, lỗ chân lông trở nên thông thoáng, kết hợp với quá trình thoa thuốc sẽ làm lành những tổn thương do mụn gây ra, giúp da tái tạo nhanh hơn.
Tránh việc tình trạng mụn tệ hơn, cần xác định đúng các loại mụn cũng như đặc điểm mụn mới có thể quyết định là nên lấy hay không.
Chỉ nên lấy nhân mụn trong những trường hợp mụn mở, mụn không viêm như:
Mụn đã khô cồi, phần nhân cứng đã trồi lên trên. Khi này, chỉ cần dùng một lực nhẹ cũng dễ dàng lấy được nhân mụn bên trong. Đồng thời, khi mụn đã khô cồi thì việc lấy nhân mụn cũng để lại ít vết thâm và giảm thiểu lây lan tình trạng mụn trên da.
Mụn đầu trắng là loại mụn li ti nằm ẩn dưới da hình thành khi các tế bào chết, bụi bẩn, bã nhờn bị tích tụ dưới da làm tắc nghẽn lỗ chân lông, mụn đầu trắng không sưng đỏ mà những nốt mụn này thường hình tròn và có phần đầu trắng nhỏ nhô lên trên bề mặt da.
Mụn đầu đen là mụn không viêm có màu nâu hoặc đen sẫm. Cơ chế hình thành mụn đầu đen là do tuyến dầu trên da hoạt động mạnh nhưng không thể thoát ra khỏi bề mặt da do lỗ chân lông bị bít tắc bởi bụi bẩn, tế bào chết hay sản phẩm trang điểm và vi khuẩn. Khi các nốt mụn trong lỗ chân lông tiếp xúc với không khí sẽ bị oxy hóa và nhân mụn chuyển sang màu đen sậm. Thường xuất hiện nhiều nhất nhất ở mũi.
Đặc trưng của 2 loại mụn này cần phải lấy nhân mới có thể hết cảm giác sần sùi mất thẩm mỹ, tránh tình trạng sưng viêm và chuyển biến thành dạng mụn đỏ khó trị.
Bên cạnh đó, các loại mụn không nên lấy hoặc phải hết sức cẩn thận khi lấy nhân mụn như:
1. Mụn sưng đỏ:
Là những nốt mụn màu đỏ, có đường kính thường nhỏ hơn 5 mm, thường không thấy nhân đầu trắng hoặc vàng, khi chạm vào có cảm giác đau và nhức, nghiêm trọng hơn sẽ tiến triển thành mụn mủ sau vài ngày.
Ở giai đoạn đầu thì không nên nặn mà phải chờ mụn gom cồi, nhân cứng và đầu mụn hết sưng đỏ mới có thể lấy nhân.
2. Mụn bọc, mụn nang:
Mụn bọc có biểu hiện nặng hơn do khu vực lỗ chân lông bị mụn viêm nhiễm nặng, hình thành ổ khuẩn sâu. Lúc đầu mụn bọc có biểu hiện là nốt mụn sưng đỏ, xung quanh mụn cứng sau đó nó sẽ sưng to, vùng nhân mụn có dịch màu vàng hoặc trắng, mủ, gây đau đớn.
Mụn nang là dạng mụn nặng nhất của mụn trứng cá được hình thành trên cơ chế viêm nang lông bị vỡ, phần nhiễm trùng lan sâu đến tầng trung bì của da, thường xuất hiện ở vùng má, xương
hàm, cổ và nửa dưới khuôn mặt. Mụn nổi từng cục sung đỏ, sau đó chuyển sang dạng nang cứng. Mụn mang thường mang đến cảm giác căng tức, đau nhói ở vùng da bị mụn.
Tuyệt đối không được nặn, 2 loại mụn này có chân mụn rất sâu và tổn thương vùng da khá rộng, xử lý không khéo sẽ làm vi khuẩn lây lan sang các lỗ chân lông khác gây mụn mới, nên đi spa xử lý chuyên nghiệp.
3. Mụn trên nền da yếu
Mụn trên nền tảng da yếu, da tổn thương cần đặc biệt cẩn thận khi nặn mụn. Lúc này thì có nhẹ nhàng đến đâu cũng rất dễ làm tổn thương da, cần có lộ trình phục hồi bài bản. Lúc này nên gặp bác sĩ để cải thiện nền da lúc này.
Tự lấy nhân mụn là cách cố gắng dùng sức để đẩy mụn ra ngoài, thường thì càng dùng lực bao nhiêu, mụn sẽ được đẩy ra ngoài nhiều bấy nhiêu. Nhưng thực tế cho thấy, hành động này làm tổn thương da vì tự nặn mụn tại nhà không những nhân mụn và vi khuẩn không được đẩy ra ngoài mà hành động này còn có thể ép đốm mụn chui sâu hơn vào trong da.
Tóm lại, khi quyết định lấy nhân mụn lời khuyên đúng đắn là nên đến các cơ sở, phòng khám uy tín để được các bác sĩ tư vấn cách lấy nhân mụn chuẩn Y khoa, cũng như thực hiện đầy đủ các bước chăm sóc da sau nặn mụn để mang lại hiệu quả cao.
Với AKINA luôn ưu tiên nuôi dưỡng da khoẻ và dự phòng các biến chứng sau này. Vì vậy nếu bạn có đang phân vân không biết xử lý thế nào, thì liên hệ AKINA ngay để các chuyên viên nhà mình hướng dẫn bạn chính xác nhất nhé.
Xem thêm: