1. Mụn trứng cá tuổi dậy thì là gì?
Mụn trứng cá (Acnes) tuổi dậy thì hay còn gọi là mụn trứng cá thông thường, là 1 trong những bệnh lý về da phổ biến nhất. Bệnh thường gặp ở độ tuổi dậy thì, xuất hiện do sự thay đổi hormon trong cơ thể và có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành. Khoảng 80 – 90% thanh niên bị ảnh hưởng bởi mụn trứng cá ở các mức độ khác nhau, và có đến 20 – 30% trong số đó cần được hỗ trợ bởi các liệu pháp y học. Số lượng người trưởng thành bị mụn trứng cá cũng ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở phụ nữ.
Về lâm sàng, hầu hết các trường hợp trứng cá đều có những tổn thương đa dạng: sẩn viêm, sẩn đầu đen trắng, mụn mủ, nang, kén cộm cứng dưới da. Mặc dù diễn biến của bệnh trứng cá có thể tự khỏi nhưng một số di chứng có thể tồn tại suốt đời sẹo lõm, sẹo lồi.
Tuy không quá nguy hiểm vì rõ ràng nó không tác động trực tiếp đến sức khỏe thể chất như các loại bệnh lý khác. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu và thực tế đã chỉ ra rằng, mụn gây ra những hậu quả đáng kể về mặt tâm lý và xã hội mà nhiều người không đánh giá hết được mức độ nghiêm trọng của nó.
2. Nguyên nhân và triệu chứng của mụn trứng cá.
2.1. Các yếu tố bên trong
Hormone thay đổi trong giai đoạn dậy thì hoặc đến kỳ kinh nguyệt sẽ khiến tuyến nhờn trên da phát triển mạnh, bề mặt da trở nên nhờn dẫn đến bít tắc lỗ chân lông và hình thành mụn sinh lý.
Chế độ sinh hoạt và chế độ ăn uống nhiều chất kích thích (cà phê, rượu, thuốc lá…), đồ cay nóng, đồ ngọt, chất béo và thường xuyên thức khuya cũng sẽ làm tình trạng mụn trở nên tệ hơn.
Stress khiến tinh thần và chất lượng cuộc sống giảm sút, kèm theo đó là sự ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe làn da. Căng thẳng góp phần làm tăng hoạt động tuyến bã nhờn, và hậu quả là mụn xuất hiện.
2.2. Các yếu tố bên ngoài
Một số loại thuốc – chẳng hạn như thuốc steroid, lithium (được sử dụng để điều trị trầm cảm) và một số loại thuốc dùng để điều trị bệnh động kinh.
Thường xuyên mặc đeo khẩu trang, mặc đồ bó lên vùng da bị ảnh hưởng cũng là nguyên nhân làm tình trạng mụn tệ hơn.
Trang điểm nhiều khiến lỗ chân lông bị bít tắc thời gian dài, và bỏ bê hoặc không biết cách chăm da đúng.
3. Cách phòng tránh
Tránh dùng thuốc thoa, thuốc uống có chứa Corticoides
Rửa mặt, tẩy trang thật sạch sau khi dùng mỹ phẩm hoặc tiếp xúc chất dầu khoáng gây mụn
Tránh sờ tay lên mặt và nặn mụn để không bị nhiễm trùng và sẹo sau mụn
Tránh các yếu tố khởi động, kích thích làm bệnh nặng lên như Stress, thức khuya, làm việc quá sức, ăn uống quá nhiều tinh bột, đường sữa và chất béo.
Điều trị sớm để tránh bị mụn nặng hơn và tránh biến chứng
4. Cách điều trị
Tùy theo tình trạng từng bệnh nhân và từng thể bệnh để lựa chọn phác đồ điều trị thích hợp.
Với mức độ mụn nhẹ, điều trị bao gồm hướng dẫn chăm sóc da đúng cách và thuốc thoa hàng ngày trong giai đoạn mụn và duy trì về sau.
Với mức độ nặng, việc điều trị có thể kết hợp các thuốc thoa và thuốc uống và các phương pháp khác như ánh sáng trong điều trị mụn.
Không nên tự ý mua thuốc điều trị đặc biệt là kháng sinh vì việc sử dụng kháng sinh bừa bãi không điều trị đúng bệnh lại tăng nguy cơ đề kháng, trong đó có nhiều loại kháng sinh được giữ gìn để điều trị viêm phổi, nhiễm trùng tiêu hóa…
Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chăm sóc chính hoặc bác sĩ da liễu nếu bạn không thể kiểm soát mụn trứng cá của mình một cách đầy đủ. Mục tiêu của việc điều trị phải là ngăn ngừa mụn phát triển thêm và các vết thương do mụn để lại như thâm, sẹo, rỗ.
Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám cùng bác sĩ chuyên môn tại các cơ sở của Akina tại Huế, quý khách vui lòng đặt lịch trên website hoặc liên hệ hotline: 0787 71 75 75 – Nhấn phím 2 để được tư vấn.
Trụ sở:
• Trung tâm Akina Anti Aging Center – Nhà 1, kiệt 294, Phan Bội Châu, TP. Huế
• Trung tâm Akina Anti Acne Center – 232 Điện Biên Phủ, Tp. Huế
• Trung tâm Akina Cosmetics & Healthcare Center – 15 Lý Thường Kiệt, TP.Huế
• Trung tâm Akina Clinic Center – 29 Đào Tấn, TP. Huế