- Tạo thói quen chăm da, giữ vệ sinh da mặt
Đây là điều cơ bản trong chăm sóc da, đặc biệt là làn da đang bị mụn nội tiết. Làm sạch da ngày hai lần sáng và tối, vệ sinh chăn ga, gối, tóc, vì đây là những nơi tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên.
Bên cạnh đó, bổ sung các hoạt chất như AHA, BHA tuần 2-3 lần đảm bảo làn da làm sạch sâu.
- Giảm thiểu đường và đồ ngọt trong thức ăn
Khi bị mụn nội tiết , việc hạn chế ăn đồ ngọt và đường là quan trọng vì đường có thể ảnh hưởng đến mức insulin trong cơ thể, điều này lại ảnh hưởng đến các hormone điều chỉnh sản xuất bã nhờn của da. Ăn quá nhiều thực phẩm có đường cao có thể dẫn đến tình trạng kháng isulin khiến các tế bào của cơ thể không còn phản ứng với isulin như trước.
Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh hơn, hạn chế gluten, trứng, sữa, đậu nành, thức ăn nhanh và rượu. Thay vào đó, hãy thử bổ sung các thực phẩm xanh như bông cải, quả mọng chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hoá trong ít nhất 23 ngày sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng mụn trứng cá đáng kể.
Lưu ý trước khi bắt đầu một chế độ ăn mới nào, bạn phải kiểm tra kỹ các thành phần để đảm bảo rằng thực đơn vẫn đáp ứng đủ lượng calo và dinh dưỡng cần thiết cho chơ thể nhé.
- Giảm Stress và ngủ đủ giấc
Stress và thiếu ngủ có thể làm tăng mức độ cortisol trong cơ thể, một loại hormon gây ra stress. Cortisol có thể kích thích tuyến bã nhờn sản xuất nhiều hơn, dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông và gây ra mụn. Ngoài ra, cortisol cũng có thể giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, khiến da dễ tổn thương và bùng mụn.
Chính vì thế bạn cần nên thư giãn bằng các hoạt động giải trí như nghe nhạc, đọc sách, thiền và ngủ đủ giấc để giúp da phục hồi và cân bằng nội tiết tố.
- Hạn chế chạm tay lên mặt
Kể cả khi không bị nổi mụn, bạn cũng không nên sờ tay lên mặt. Trên bàn tay chúng ta có rất nhiều vi khuẩn ẩn nấp, khi bạn tiếp xúc với các vật dụng xung quanh, các vi khuẩn có hại cũng sẽ bám vào tay bạn. Việc hay sờ tay lên mặt sẽ khiến vi khuẩn này lây sang da mặt và gây mụn hoặc khiến tình trạng mụn nặng hơn.
Đặc biệt là tự ý dùng tay để nặn mụn. Khi chúng ta nặn, vi khuẩn bên trong (thường là vi khuẩn tụ cầu) sẽ có cơ hội theo tay chúng ta xâm nhập được vào các lỗ chân lông xung quanh đó, gây nhiễm trùng da thứ cấp. Việc này sẽ kéo dài quá trình lành vết thương, làm hỏng da và tạo thành sẹo.
- Thăm khám với bác sĩ da liễu
Các thông tin được trình bày ở trên đã phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về những lưu ý khi làn da bị mụn nội tiết, nhưng tốt nhất bạn vẫn nên nhờ đến tư vấn của bác sĩ
da liễu cho trường hợp riêng của mình. Bác sĩ da liễu cũng sẽ đề xuất các lưạ chọn điều trị và loại thuốc phù hợp với tình trạng da mụn của bạn nhất. Vì vậy, tham khảo ý kiến của bác sĩ ngay từ đầu và xây dựng thói quen cũng như các lựa chọn điều trị xung quanh vấn đề sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian “sống chung với mụn”.
Quá trình điều trị mụn nội tiết sẽ cần nhiều thời gian và sự kiên nhẫn, nên bạn đừng vội bỏ cuộc chỉ sau vài ngày điều trị mà chưa thấy kết quả trên da. Hãy cố gắng duy trì lối sống lành mạnh và tuân theo lời khuyên chăm sóc da từ bác sĩ để sớm điều trị dứt điểm mụn do rối loạn nội tiết tố.